Kê đơn thực phẩm chức năng

Tại hội thảo gần đây về một số vai trò của TPCN và công tác quản lý, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế),  đẫ khẳng định rằng: “TPCN không phải là thuốc, còn theo quy chế Bộ Y tế ban hành là quy chế kê đơn thuốc không phải kê đơn thực phẩm chức năng. Đơn là đơn thuốc chứ không phải đơn thực phẩm chức năng. Việc đưa ra quy định này là để quản lý an toàn sử dụng thuốc. Thuốc thì phải quản lý theo quy chế nhất định”.
Ông Trần Quang Trung - Cục trưởng cục VSATTP

Ông Trần Quang Trung – Cục trưởng cục VSATTP

Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã đồng tình với quan điểm này: “Việc Luật quy định không được kê đơn TPCN vào đơn thuốc là một việc đúng” nhưng ông cho rằng “Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh dùng thực phẩm chức năng trong một đơn khác, hay trong sổ y bạ”.
Theo ông Trung, điều đó rất quan trọng, tránh được việc người bệnh dùng bừa bãi, có thể gây hại. “TPCN là một dạng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, có tác dụng tăng cường cho sức khỏe, hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe để phòng người bệnh, hỗ trợ trong công tác điều trị. Ví dụ như nhóm vitamin giúp hỗ trợ cho công tác điều trị. Nhưng vitamin khi ở dạng TPCN thì không phải là thuốc. Hay đối với những bệnh nhân ung thư, TPCN chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị tốt hơn, quá trình sử dụng hóa chất, quá trình tia xạ, tăng cường sức đề kháng để chống đỡ bệnh tật, chứ thực phẩm chức năng không phải thuốc điều trị ung thư. Với một số sản phẩm hỗ trợ cho quá trình điều trị của người bệnh hoặc sau một đợt điều trị cần phải có hướng dẫn cho đúng, gọi là kê đơn, nhưng không phải kê đơn thuốc chữa bệnh mà là kê toa thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị”, ông Trung giải thích.
Trước những lo ngại của nhiều người, nếu được cho phép kê đơn TPCN thì liệu có xảy ra tình trạng doanh nghiệp cầm tay bác sĩ kê đơn, ông Trung cho rằng, khi đã kê đơn thuốc thì người thầy thuốc phải có trách nhiệm về đơn thuốc của mình và với chính lương tâm của thầy thuốc.
Tham khảo thông tin thực phẩm chức năng
Phải minh bạch kê đơn TPCN và thuốc
Giáo sư Phạm Gia Khải

Giáo sư Phạm Gia Khải

GS Phạm Gia Khải, Hội tim mạch Việt Nam đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu kỹ vai trò của thực phẩm chức năng như thế nào. Nhu cầu sử dụng TPCN là có thật nên không thể buông lơi cho người dân thường muốn dùng cái gì cũng được mà phải hướng dẫn người dân cái gì có lợi, cái gì không có lợi. Thực tế nhiều người tùy tiện dùng và bị dị ứng TPCN do sản phẩm này không phù hợp với thể trạng của người bệnh. Do đó, có sự hướng dẫn sử dụng thuốc của thầy thuốc rất quan trọng, sẽ giảm bớt nguy cơ này vì được theo dõi.
“Tôi thông cảm với bộ y tế chưa cho phép ghi, nhưng người dân vẫn lao vào dùng. Có tác dụng như thế nào họ mới dùng? Có một số người là nạn nhân, nhưng nhiều người không phải là nạn nhân. Vì thế, cơ quan hữu trách cần phải nghiên cứu về vấn đề này, khuyến cáo loại nào nên dùng, và loại nào không từ đó làm cơ sở cho bác sĩ. Và người kê đơn cũng phải là người có hiểu biết về sản phẩm, hiểu biết tổng thể về thể trạng của bệnh nhân chứ không phải ai cũng giống ai”, GS Khải nói.
Đánh giá bài viết

Bình luận đã đóng!


(*) Chú ý: Hiệu quả của giải pháp có thể thay đổi tùy theo thể trạng và cơ địa của mỗi người, cũng như sự tuân thủ của bệnh nhân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

BẢN LĨNH ĐÀN ÔNG

Địa chỉ: Số 18, Lô 4B, Đường Trung Yên 10A, P Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 1800.0025 - Hotline/Zalo: 0989805151

Thời gian làm việc: 8h-12h, 13h30-17h30 từ T2-T7 hàng tuần

Email: chuyengiatinhducnbt@gmail.com

Website: https://banlinhdanong.com

Banlinhdanong.com thuộc sự điều hành của công ty Tupo Media

DMCA.com Protection Status