Làm cha làm mẹ ai chả “lo sốt vó” khi con mình có những dấu hiệu thất thường. Tuy nhiên, cần phải hiểu ra rằng: không phải khi con yêu của mình có những biểu hiện bất thường đều đáng lo, trong một số trường hợp những biểu hiện bất thường đó lại là chuyện rất bình thường đối với sự phát triển của một đứa trẻ như khi trẻ nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt chính là một ví dụ.
1. Những nguyên nhân phổ biến thường gặp
Hiện tượng trẻ nổi mẩn đỏ khắp người nhưng khi kẹp nhiệt kế, thân nhiệt cơ thế bé vẫn bình thường có thể là do.
- – Thời tiết nắng nóng, trẻ nổi rôm sảy.
- – Trẻ bị viêm da cấp tính hoặc mãn tính.
- – Trẻ bị phát ban sau khi sốt. Sau khi cơn sốt đã giảm, trẻ có thể có dấu hiệu phát ban, nổi mẩn đỏ khắp người.
2. Tác hại của nổi mẩn đỏ
Sau khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người, trẻ thường bị ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến trẻ thường khó chịu, sinh hoạt hàng ngày có thay đổi: ăn, ngủ chơi không ngoan như trước.
Trẻ thường dùng tay để gãi vào đó khiến cho da bị trầy xước, chỗ mẫn đỏ càng bị nặng hơn hoặc bị viêm nhiễm dẫn đến mưng mủ, nổi hạch.
3. Khi trẻ nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt cần làm gì?
Khi bé bị mẩn đỏ khắp người nhưng không có hiện tượng sốt, cha mẹ nên bình tĩnh tìm cách xử lý. Trước tiên cần có một cách hiểu đúng rằng trẻ sơ sinh từ 12 tuần tuổi trở lên thường xảy ra hiện tượng này. Nếu đang vào mùa hè, thời tiết bị nắng nóng, trẻ thường bị nổi rôm sảy. Đó là việc bình thường, bé sẽ tự khỏi theo thời gian.
Việc bạn cần làm là cách ly bé của bạn khỏi các tác nhân có thể gây ngứa. Làn da của bé là da của trẻ sơ sinh, rất nhạy cảm, vì thế, bạn cần chú ý đến môi trường tiếp xúc của da bé như áo lông, thảm trải sàn có nhiều bụi bặm, đề phòng các loại ký sinh trùng hay bệnh có thể lây từ động vật sang cho trẻ. Không nên cho bé ra ngoài trời khi có gió to, nhiều bụi bặm hoặc nơi có nhiều phấn hoa, đây cũng chính là những tác nhân gây dị ứng cho da trẻ nhỏ.
Một nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn đỏ có thể là do vết muỗi, côn trùng cắn. Nhiều bậc cha mẹ bất cẩn khi để bé nằm trong môi trường có nhiều muỗi, côn trùng mà không có cách phòng tránh như buông màn.
Luôn vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày; đảm bảo rằng da bé luôn sạch sẽ, không bị vi khuẩn tấn công.
Không nên dùng các loại thuốc bôi ngoài da có chứa chất corticoid hay histamine để bôi cho trẻ, bởi các chất này khi tác dụng lên da còn non của bé ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Tránh để bé gãi lên các vùng da bị tổn thương. Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt các bậc phụ huynh cần lưu tâm thường xuyên đến trẻ, thường xuyên cắt, vệ sinh móng tay của trẻ, ngoài ra việc cần làm nữa là đeo bao tay cho trẻ để tránh trẻ gãi nhiều, gây tổn hại cho da.
Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và chất xơ cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra, bạn cần mang quần áo cho trẻ thoáng rộng, giặt sạch quần áo của trẻ để loại bỏ hết những tác nhân gây mẩn đỏ do hóa chất.
Trên đây bạn đã hiểu hơn về dấu hiệu trẻ bị nổi mẩn đỏ rồi chứ. Trường hợp trẻ có dấu hiệu bị nặng sau vài ngày bạn cần chủ động đưa trẻ đi thăm khám tại cơ sở y tế để có hướng điều trị hợp lý nhất nhé.