Đàn ông chúng ta, không phải ai cũng có sức khỏe đủ tốt để chống cự lại các loại bệnh tật. Nhưng sử dụng thuốc để đẩy lùi bênh tật lại có tác dụng phụ khôn lường. Một trong số chúng có thể khến đàn ông bất lực.
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến quan hệ tình dục như các thuốc kháng lại tác dụng của testosterone có thể gây giảm ham muốn cũng như khả năng cương; các thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gây bất lực do làm giảm tưới máu cho mô cương của dương vật.
Thuốc tim mạch
Hầu hết các nhóm thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp đều có thể gây bất lực ở các mức độ khác nhau do có tác dụng trực tiếp trên hệ thống mạch máu và làm giảm áp lực máu tại cơ quan sinh dục. Các tác nhân huỷ giao cảm trung tâm như a-methyldopa, clonidine và guanfacine gây suy giảm khả năng tình dục ở khoảng 20- 80% số người sử dụng.
Các thuốc huỷ giao cảm ngoại biên như reserpine và guanethidine cũng có thể gây ra các rối loạn chức năng tình dục do có tác dụng trực tiếp trên hệ thần kinh thực vật. Nhóm các thuốc bêta giao cảm như metoprolol, nadolol, propranolol đều có nguy cơ gây giảm ham muốn tình dục và rối loạn chức năng phóng tinh do có tác dụng trực tiếp trên hệ mạch máu cũng như hệ thần kinh giao cảm, nguy cơ này tăng tỷ lệ thuận với liều dùng của thuốc.
Dùng liều thấp có thể giảm được tối đa tác dụng phụ đối với chức năng tình dục của các thuốc này. Các thuốc giãn mạch như hydralazine có thể gây suy giảm khả năng cương ở nam giới khi ngưng dùng đột ngột. Một số thuốc điều trị các bệnh tim mạch khác như digoxin, disopyramidole, các thuốc hạ mỡ máu đều được ghi nhận có thể gây giảm khả năng cương cũng như ham muốn tình dục ở nam giới.
Các loại thuốc an thần
Giảm hưng phấn và ham muốn tình dục là tác dụng phụ rất phổ biến của các thuốc an thần, tỷ lệ gặp lên tới 25%. Thioridazine và fluphenazine được ghi nhận nhiều nhất gây giảm ham muốn. Ngoài ra, chlorpromazine, thioridazine, fluphenazine và trifluoperazine còn được ghi nhận có thể gây rối loạn khả năng cương và phóng tinh ở 23 – 57% số người sử dụng. Thuốc tâm thần thế hệ mới có chứa risperidon, oxcarbazepin cũng gây giảm ham muốn và rối loạn cương dương cho tỷ lệ cao người dùng thuốc.
Các loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng ngày càng nhiều cũng đều ảnh hưởng xấu đến “phong độ” đàn ông. Khoảng 60% người dùng SSRIs từng bị rối loạn cương dương. Các thuốc ảnh hưởng đến tình dục nhiều nhất là amitriptylin và fluoxetin. Các thuốc chữa trầm cảm imipramin, amitriptylin, clomipramin… có khả năng gây rối loạn cương dương, xuất tinh bất thường, lãnh cảm.
Xem thêm bài viết: Thuốc chữa trị bệnh yếu sinh lý và tăng cường sinh lý ở nam giới tại đây.
Dẫn xuất thuốc phiện
Các dẫn xuất thuốc phiện đều gây giảm hứng thú tình dục và mất khoái cảm ở cả nam và nữ cũng như chứng bất lực ở nam. Cơ chế có thể do thuốc làm thay đổi nồng độ testosterone trong máu từ đó gây giảm ham muốn ở nam giới.
Thuốc chống ung thư
Các loại thuốc chống ung thư có chức năng duy nhất là loại bỏ và ngăn tế bào ung thư phát triển, tuy nhiên những loại thuốc này cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa, gan, thận và cả các cơ quan sinh dục. Rất nhiều loại hoá chất chống ung thư, đặc biệt là methotrexate, có thể gây ức chế hoạt động của các tuyến sinh dục ở cả nam và nữ giới. Một số thuốc có thể gây suy giảm chức năng tình dục không hồi phục như cyclophosphamide.
Trên đây là những loại thuốc khiến đàn ông “bất lực” khi “yêu” mà nam giới nên biết để tránh hoặc hạn chế sử dụng các loại thuốc này, nên nhờ bác sĩ tư vấn dùng thuốc để tránh hạn chế tác dụng phụ do thuốc gây ra cho việc làm giảm ham muốn tình dục.
Tham khảo bài viết: Tổng hợp các phương pháp chữa điều trị xuất tinh sớm không cần dùng thuốc hiệu quả nhất.
Các thuốc chống trầm cảm
Nhóm các thuốc ức chế men monamine oxidase như phenelzine, isocarboxazid… có nguy cơ rõ rệt gây suy giảm khả năng tình dục. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptylline, desipramine, nortriptylline… cũng được ghi nhận gây bất lực trong một số trường hợp, nhưng tỷ lệ gặp thấp hơn so với nhóm thuốc trên.
Nhóm ức chế chọn lọc serotonin chủ yếu gây rối loạn chức năng phóng tinh và khả năng cương ở nam giới, xảy ra với tất cả các tác nhân trong nhóm như fluoxetine (20 – 75%), sertraline (20 – 67%) và paroxetine (20 – 30%). Lithium carbonate cũng có thể gây giảm khả năng cương trong khoảng 5 -50% số người sử dụng.
Thuốc chống co giật
Các thuốc chống co giật (phenobarbital, carbamazepin, phenytoin, acid valproic hay valproat…) được sử dụng để điều trị động kinh và đôi khi sử dụng để điều trị đau nửa đầu. Tuy nhiên, những loại thuốc này cũng có liên quan làm giảm lượng hormon testosteron và làm giảm ham muốn tình dục, gây rối loạn cương dương.
Thuốc trị chứng mất ngủ
Benzodiazepin là loại thuốc an thần gây ngủ. Đây là một nhóm gồm các thuốc thuộc nhóm an thần nhẹ. Những loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân có vấn đề lo âu và khó ngủ. Chúng có thể gây rối loạn cương dương và gây lo lắng hơn. Lo lắng được cho là gây rối loạn cương dương, vì mức độ căng thẳng gia tăng có hại cho cơ thể và dẫn tới giảm ham muốn tình dục.
Thuốc điều trị bệnh lý tuyến tiền liệt
Các thuốc chống ung thư tuyến tiền liệt như flutamide, leuprorelin… làm ảnh hưởng đến hoạt động của testosteron nên gây tình trạng rối loạn cương, thậm chí thờ ơ và lãnh cảm.
Các thuốc chống phì đại tuyến tiền liệt như chặn alpha – giao cảm, ức chế men 5-anpha reductase có thể gây rối loạn xuất tinh hoặc giảm ham muốn do ảnh hưởng đến chuyển hóa testosteron và estrogen.
Thuốc tiêu hóa
Thành phần thuocs tiêu hóa có các chất có tác dụng ức chế dịch vị như cimetidine, nizatidine, ranitidine có công dụng chính là điều trị viêm loét dạ dày nhưng nó cũng có tác dụng phụ là gây rối loạn cương dương. Phần lớn nhóm thuốc này gây rối loạn cương khi dùng liều cao và cimetidine có khả năng gây rắc rối cho nam giới nhiều nhất. Cùng với rối loạn cương và giảm ham muốn, chúng cũng có thể làm giảm số lượng tinh trùng của đàn ông. Metoclopramide là một loại thuốc chống nôn, nếu dùng thường xuyên với liều lượng cao cũng có khả năng gây ra suy giảm nhu cầu sinh lý và rối loạn chức năng cương dương do làm tăng nồng độ prolactin trong máu.
Tham khảo các bài viết khác tại: https://banlinhdanong.com/